Thần Lương Hằng Ngày

Tuần XXXII Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,  

Chỉ còn 3 tuần nữa là hết phụng niên chu kỳ năm A,

Mà thời điểm kết phụng niên thường có các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc liên quan đến ngày cùng tháng tận.

Bởi đó, ở chu kỳ Năm A, Giáo Hội chọn 2 bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu, ở đoạn 25, sau đoạn 24 về dấu hiệu ngày cùng tháng tận,

để nhắc nhở và kêu gọi chung Kitô hữu (CN XXXII) và riêng các vị lãnh đạo Giáo Hội (CN XXXIII).

Ở CN XXXII TN Năm A, vào thời điểm ngày cùng tháng tận vô cùng kinh khủng đối với đức tin,

Kitô hữu phải tỉnh thức, ở chỗ, như các cô trinh nữ nghênh đón chàng rể cầm trong tay cây đèn đức tin bừng sáng đức mến bằng dầu đức cậy (Phúc Âm),

những cô trinh nữ tỏ ra "khôn ngoan" (Bài Đọc 1), cho dù có ngủ như các cô khờ dại, cũng vẫn "khao khát Chúa" (Đáp Ca) và nuôi "niềm hy vọng" (Bài Đọc 1).

Theo tình thần khôn ngoan sống đức tin cậy mến như các cô trinh nữ khôn ngoan này, chúng ta tiếp tục cử hành PVLC Tuần 32 TN, ở các đường links sau đây:

bé tĩnh


 

Tuần XXXII Thường Niên

MTN.CNXXXII-A.mp3 / 

https://youtube.com/live/rCKxBYFkPSo

DTCPhanxico.HuanTuTruyenTinCNXXXII-A.mp3 / 

https://youtu.be/-Nk0SXdSV6Q

ThanhGiosaphatGiamMucTuDao.mp3 (12/11 - Chúa Nhật)    

   DoanTuDaiKetKitoGiao.mp3 / 

https://youtu.be/mNztbBZDYmE 

(phụ đề Truyện Thánh Giosaphát về Đại Kết Kitô Giáo)

TN.XXXIIL-2.mp3

TN.XXXIIL-3.mp3 

TN.XXXIIL-4.mp3

LeThanhAlbertoCa.mp3 / 

https://youtu.be/bCWjDJVuGTI (15/11 - Thứ Tư)

TN.XXXIIL-5.mp3 

ThanhMargaritaToCachLan-ThanhGietrude.mp3 / 

https://youtu.be/RJ2JR2y89uA (16/11 - Thứ Năm)

 Thu.6.XXXII.mp3

  ThánhElizabethHungGiaLoi.mp3 / 

https://youtu.be/nmYHEgpxOBc (17/11 - Thứ Sáu)

TN.XXXIIL-7.mp3

LeCungHien2DenThoThanhPhero-Phaolo.mp3 / 

https://youtu.be/V6ZC-ugZ89A (18/11 - Thứ Bảy)



Suy nghiệm Lời Chúa 

Cây Đèn Đức Tin Sáng Lửa Đức Mến Bằng Dầu Đức Cậy 

Chiều hướng phụng vụ Lời Chúa càng về cuối phụng niên bao gồm 34 tuần lễ của Mùa Thường Niên càng cho thấy chiều hướng cánh chung. Mà cánh chung, cho dù đã được mở đầu ngay từ “thời điểm viên trọn” (Galata 4:4), "thời điểm sau cùng" (Do Thái 1:2), thời điểm “Thiên Chúa đã sai Con Mình đến hạ sinh bởi một người nữ” (Galata 4:4), nhưng chỉ kết thúc vào thời điểm tái giáng của Chúa Kitô mà thôi. 

Ở đây, trong chu kỳ Năm A theo Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, một Thánh Ký giành gần nguyên đoạn 24, trước đoạn 25 của Bài Phúc Âm hôm nay, để nói về tận thế bao gồm các hiện tượng và dấu báo về ngày cùng tháng tận này. Nhưng lại không phải là đoạn được Giáo Hội chọn đọc vào thời điểm kết thúc phụng niên hướng về việc Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà Giáo Hội lại chọn dọc và chỉ chọn đọc ba bài Phúc Âm cuối cùng của phụng niên, đều ở trong cùng đoạn 25, về giáo huấn của Chúa Kitô liên quan đến tinh thần và thái độ sống đức tin của chung Kitô hữu. 

Tinh thần và thái độ sống đức tin của Kitô môn đệ của Chúa Kitô phải hoàn toàn khác với và vượt trên thành phần biệt phái và luật sĩ cũng như thành phần trưởng tế và kỳ lão trong dân Do Thái, thành phần duy luật chỉ thiên đã được Người đề cập đến trong suốt 7 Bài Phúc Âm Chúa Nhật, từ Chúa Nhật XXV đến Chúa Nhật  XXXI. Như thể Người ngầm răn dạy thành phần môn đệ Do Thái, không nhiều thì ít, sẵn mang tâm thức lề luật, bị ảnh hưởng men giả hình của họ, rằng đừng sống như họ mà là sống như giáo huấn Phúc Âm của Người là đức tin cứu độ hơn công trạng cứu độ, là lòng nhân hậu hơn là hy tế. 

Trong Bài Phúc Âm hôm nay về dụ ngôn 10 trinh nữ hay 10 phù dâu (ám chỉ Kitô hữu) khôn ngoan cầm đèn kèm theo dầu chờ đón chàng rể và nghênh đón chàng rể đến muộn là một huấn dụ Kitô hữu hãy luôn tin tưởng cậy trông vào Chúa Kitô, (dụ ngôn về nén bạc đối với người đầy tớ không sinh lợi ở Bài Phúc Âm 33 tuần tới cũng thế), chứ đừng tin vào mình, như năm cô trinh nữ phù dâu cầm đèn mà không mang theo dầu, để rồi khi chàng rể xuất hiện thì chẳng còn kịp trở tay nghênh đón chàng mà vào dự tiệc cưới với chàng trong mối hiệp thông thần linh. 

Sở dĩ chàng rể là Chúa Kitô đến muộn (late), hay đúng hơn là Người trì hoãn (was delayed), không phải gây ra bởi tính nết vốn chậm trễ của Người là Đấng luôn đúng giờ: "giờ Tôi chưa tới" (Gioan 2:4), mà chính vì và chỉ vì phần rỗi của các trinh nữ nói chung, nhất là các cô khờ dại không mang theo dầu nói riêng: "Anh em hãy biết rằng Chúa chúng ta tỏ lòng kiên nhẫn chính là để anh em được cứu độ" (2Phêrô 3:15). Nhưng thời giờ của Người không thể cứ bị tội lỗi loài người không bao giờ cùng và càng ngày càng kinh khủng chưa bao giờ thấy ngăn cản, đến độ sẽ phải đình trệ vô thời hạn, mà là, trái lại, vào chính lúc "nửa đêm", lúc con người mê ngủ nhất về tâm lý và tối tăm nhất về thể lý, nghĩa là vào lúc con người hoàn toàn bất lực và tội lỗi nhất, thì "Người sẽ xuất hiện lần thứ hai để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Do Thái 9:28).

Vậy thì dầu cần được mang theo đây là gì, nếu không phải là chính lòng "thiết tha trông đợi Người", nghĩa là đức cậy của ngọn đèn đức tin để thắp sáng ngón lửa đức mến, vì theo dụ ngôn chung thẩm của Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXXIV là Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, kết thúc riêng Mùa Thường Niên và chung Phụng Niên cho chu kỳ Năm A theo Thánh ký Mathêu, thì không có đức mến không được thừa hưởng Nước Trời, một đức mến lại chỉ xuất phát từ đức tin: “Đức tin thể hiện qua đức mến” (Galata 5:6) cũng là một đức tin sống động nhờ đức cậy và tồn tại với đức cậy. 

Đó là lý do Vị Tông Đồ Dân Ngoại trong Thư gửi Giáo đoàn Do Thái đã khẳng định rằng Chúa Kitô “sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để cứu độ mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha (eagerly) trông đợi Người” (Do Thái 9:28), như trường hợp của những cô trinh nữ phù dâu khôn ngoan, chẳng những mang đèn đức tin cháy lửa đức mến, mà còn mang theo cả dầu đức cậy, để giữ cho lửa đức mến tiếp tục cháy sáng cho tới khi chàng rể tới, hay cho tới khi họ gặp được chàng rể, bất chấp mọi thử thách, bao gồm cả việc chàng rể cố ý đến muộn để thử thách đức tin của những ai đón chờ Người, hay nói đúng hơn, để khiến cho thành phần nghênh đón chàng càng tỏ ra “thiết tha” hơn, xứng với tư cách đáng yêu trên hết mọi sự của họ, thành phần không còn tha thiết gì hơn ngoài chàng, một khát vọng thiên đường ngay trên trần thế, một tình trạng hiệp thông thần linh bất diệt ngay trong thời gian hữu hạn. 

Những ai tin vào Chúa Kitô bằng tất cả niềm trông đợi ở Người, trong tất cả mọi sự, với bất cứ giá nào, là thành phần khôn ngoan nhất trên trần gian này. Bởi vì, làm sao để đạt được cùng đích của mình mới là khôn ngoan, bằng không, chỉ là khờ dại, khi đánh mất cái chính yếu để bám vào và tìm kiếm những gì là tạm bợ, là phụ thuộc, là phù du mau qua chóng hết, những thứ chỉ làm cho mình bất an, chán chường, tuyệt vọng v.v. 

Đó là lý do, Bài Đọc 1 hôm nay, được trích từ Sách Khôn Ngoan, mới chí lý bày tỏ cảm nhận đầy xác tín về những gì khôn ngoan, cho khôn ngoan như là một ngọn đèn “sáng tỏ” hướng dẫn cho “những ai yêu mến nó”, “tìm kiếm nó”, “tỉnh thức tiến lại gần nó”, “tỉnh thức vì nó”, như sau: 

Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước. Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm. Vì nó chu du tìm kiếm những kẻ xứng đáng với mình, vui vẻ tỏ mình ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ”.

Nếu những ai tin vào Chúa Kitô bằng tất cả niềm trông đợi ở Người, trong tất cả mọi sự, với bất cứ giá nào, là thành phần khôn ngoan nhất trên trần gian này, thì ngược lại, những ai được khôn ngoan dẫn dắt cũng chỉ biết tìm kiếm Thiên Chúa, khao khát Thiên Chúa và trông đợi ở nơi Người mà thôi, đúng như tâm tình đầy cảm thức siêu nhiên của vị tác giả Thánh Vịnh trong Thánh Vịnh 62 ở Bài Đáp Ca hôm nay.   

1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước.

2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quanh của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.

3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.

4) Trên giường ngủ, khi con nhớ Chúa, con ngẫm suy về Chúa suốt năm canh. Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. 

Nếu Chúa Kitô “sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để cứu độ mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha (eagerly) trông đợi Người” (Do Thái 9:28), thì chính niềm tin tưởng trông đợi Người nơi tâm hồn của Kitô hữu sẽ đưa họ đến tận cuộc hội ngộ tối hậu với Chúa Kitô, như năm cô trinh nữ phù dâu khôn ngoan trong Bài Phúc Âm hôm nay, và như Thánh Phaolô khẳng định cùng trấn an Kitô hữu Giáo đoàn Thessalonica trong Thư Thứ Nhất ngài gửi họ ở Bài Đọc 2 hôm nay  (những chỗ in nghiêng do người viết tự ý nhấn mạnh và chứng thực những gì đang được diễn giải): 

“Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người”